Đế giày bị mòn có ảnh hưởng đến sức khoẻ bàn chân như thế nào? Cách khắc phục?
Sự ảnh hưởng của đế giày bị mòn
Trong trường hợp đôi giày của bạn sử dụng để đi bộ hoặc chạy bộ thì sau một thời gian dài sử dụng, tại phần đế giày ở mũi giày sẽ thường có xu hướng bị mài mòn, lâu dần sẽ giảm đi độ ma sát. Theo thời gian thì các ngón chân của người dùng sẽ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, khi sử dụng giày sai cách cũng có thể khiến cho phần gót chân bị mài mòn và bị lệch hẳn sang 1 bên, gây cản trở trong quá trình di chuyển. Nếu như nghiêm trọng hơn thì phần gân và thịt ở chân sẽ bị tổn thương và gây ra dị dạng do bị chịu áp lực quá lớn.
Việc mang đế giày bị mòn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phần chân và khiến cho bạn gặp phải tình trạng bị trơn trượt, đặt biệt là vào những ngày ẩm ướt, mưa. Chính vì thế, chúng ta cần biết đến một số cách khắc phục khi đế giày bị mòn cực kỳ đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả bất ngờ. Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Một số cách khắc phục đế giày bị mòn đơn giản, hiệu quả
Dán đế giày
Không chỉ có những đôi giày cũ mà ngay cả những đôi giày mới đều cũng sẽ gặp phải tình trạng đế giày bị mài mòn nên dẫn đến bị trơn trượt. Chính vì thế mà nếu như bạn đang có 1 đôi giày có đế quá mòn thì có thể sử dụng miếng dán để tăng thêm độ ma sát và độ bám. Đây cũng là cách để tăng thêm độ bám cho giày cũ cực kỳ hiệu quả.
Những miếng dán giày chống trơn trượt chuyên dụng sẽ được sử dụng thêm 1 lớp keo chuyên dụng và không gây ra cảm giác bết dính khi sử dụng. Ngược lại, người dùng sẽ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua các loại miếng dán giày chống trơn trượt này tại các cửa hàng bán giày dép hoặc mua ở trên các sàn thương mại điện tử với giá cả hợp lý.
Mài đế giày ở trên bề mặt gồ ghề
Nếu như đôi giày của bạn vẫn còn bị cảm giác trơn trượt thì có thể do đế bị quá trơn hoặc không bị mòn. Đế mềm hoặc phần đế có vết lõm sẽ thường có độ bám tốt hơn. Vì thế việc chà nhám trên bề mặt gồ ghề sẽ giúp giải quyết được tình trạng trơn trượt ở giày.
Thay đế giày mới
Đối với những đôi giày có phần đế đã quá mòn thì bạn có thể thay đế giày mới. Nếu như không tự tin có thể thay đế giày tại nhà thì bạn có thể mang ra cửa hàng để thay đế mới.
Cách bảo quản để phần đế giày được bền lâu
Bôi sáp lên phần đế giày
Đối với những đôi giày mới thì bạn có thể bôi sáp lên phần đế giày. Sáp sẽ tạo thành một lớp ma sát ở trên bề mặt đế giày, giúp cho bạn hạn chế được tình trạng trơn trượt trong những lần đầu sử dụng. Khi giày đã hết sáp thì bạn có thể bôi lại trong những lần tiếp theo nếu như muốn.
Hạn chế sử dụng giày trong những ngày mưa
Bạn nên hạn chế sử dụng giày trong những ngày mưa để tránh tình trạng giày bị sứt keo, bong tróc gây ra những mùi hôi khó chịu hay làm hỏng bề ngoài của giày. Chính vì thế, chẳng may gặp phải trời mưa thì bạn có thể sử dụng túi bọc giày để hạn chế tình trạng nước mưa dính vào giày nhé.
Sử dụng Shoe Tree
Đối với những đôi giày không thường xuyên sử dụng đến thì bạn có thể sử dụng shoe tree làm từ gỗ tuyết tùng để giữ dáng giày, hạn chế việc giày bị nhăn, gãy mũi và hút ẩm giày cực kỳ tốt. Không chỉ thế, giày cũng sẽ được khử mùi hôi bằng mùi thơm nhẹ của gỗ.
Dùng túi hút ẩm hoặc phấn rôm
Nhằm hạn chế tình trạng ẩm mốc phát sinh ở trên giày vào những ngày trời nồm hay thời tiết ẩm ướt thì bạn có thể sử dụng túi chống ẩm hoặc phấn rôm bỏ vào bên trong giày để khắc phục tình trạng này.
Trên đây là một số cách khắc phục phần đế giày bị mòn. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn đọc cải thiện được tình trạng phần đế giày bị trơn trượt. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của Tùng Moscow.